Search
Close this search box.

Đừng đặt áp lực điểm số lên vai trẻ

Từ áp lực về điểm số

Có một thực tế lâu nay ở nước ta là đa số các bậc cha mẹ đều rất quan trọng về điểm số của con. Điểm số, thứ hạng, thành tích từ lâu được xem là thước đo để đong đếm “hơn thua” của các bậc phụ huynh về giá trị của con em mình.

Không chỉ là điểm cao mà phải tuyệt đối, phải hơn bạn bè đồng trang lứa… và thế là cha mẹ tạo áp lực về điểm số cho con. Một trong những nguyên nhân mà nhiều phụ huynh chăm chăm đòi hỏi kết quả, thứ hạng học tập của con là vì họ xem con là phương tiện để đạt được những kỳ vọng hay xóa đi những mặc cảm của mình.

Những mong muốn, khát vọng của cuộc đời mà cha mẹ không đạt được, họ sẽ ép con học giỏi để thực hiện thay mình. Hoài bão trở thành kỹ sư, bác sĩ không thành, cha mẹ sẽ bắt ép con phải ngày đêm “dùi mài”, “chạy sô” học thêm từ môn này sang môn khác, từ nhà cô nọ sang nhà thầy kia, từ lúc sáng tinh mơ cho tới khi trời sập tối để vẽ nên hoài vọng mà cha mẹ chưa thành.

 Môi trường học tập tích cực phải tạo được niềm hứng khởi cho trẻ

Thành tích, điểm cao, giấy khen với các bậc cha mẹ, đó là giấy thông hành để con mình có một tương lai tươi sáng. Tất cả là vì con, mong muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Nhưng chính sự “ép khung” này vô tình đã tạo cho con những ám ảnh về điểm số.

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc công bố tháng 2/2018, áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em Việt Nam rối loạn về sức khỏe tâm thần. Việt Nam cũng từng ghi nhận một số trường hợp học sinh tìm đến cái chết do không thể đạt kỳ vọng về điểm số của cha mẹ, thầy cô.

Điều này cho chúng ta thấy rằng: điểm số không phải là tất cả.

Đến “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”

Từ nhiều năm nay, khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” được ngành giáo dục đưa ra như một tôn chỉ hướng đến cho cả thầy và trò với mục tiêu là giảm áp lực, tạo hứng khởi cho trẻ đến trường. Làm thế nào để trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai, nơi mang đến cho các em niềm vui, tiếng cười, niềm hạnh phúc. Đến trường để học được những bài học bổ ích, được trau dồi kiến thức trong sách vở, để chạm tới kho tri thức vô tận của nhân loại và được học nhiều kỹ năng từ cuộc sống để thấy mình trưởng thành hơn.

Trường học phải là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Trong ảnh: học viên CB tham gia hoạt động summer trip

Khi mà mục tiêu của giáo dục chuyển sang hướng phát triển năng lực học sinh thì điểm số thật sự không còn phù hợp với sự đổi mới nữa. Điểm số không phải là tất cả. Nó chỉ mang giá trị ở từng thời điểm và không thể phản ánh hết năng lực của một con người.

Tại Hệ thống Trung tâm Ngoại ngữ Cambridge, chúng tôi không ngừng nỗ lực để tạo ra một môi trường học tập sinh động, hiệu quả, hứng thú cho các em học viên với phương pháp dạy ESA (Engage – Dẫn nhập; Study – Học, Activate – Ứng dụng) để các em luôn cảm thấy háo hức khi đến học tại Trung tâm.

Vẫn sử dụng điểm số là thang đo nhưng chúng tôi hiểu rằng đánh giá năng lực học tập của học viên là ở nhiều góc độ bao quát và đầy đủ chứ không chỉ là ở kết quả. Và rằng, việc học tiếng Anh không phải để có điểm số cao hay để có một tấm bằng, mà quan trọng là để các em có được kiến thức và hành trang để tiếp cận với kho kiến thức khổng lồ của nhân loại.

Học viên CB tham gia vẽ tranh bảo vệ môi trường

Song song đó, CB Centres còn lồng ghép các bài học đạo đức vào mỗi giờ học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để giúp cho việc học của các em hiệu quả và hứng thú hơn.

Hãy dạy trẻ biết tự tìm tòi, giúp trẻ hướng đến những giá trị cốt lõi của việc học

Hãy dạy trẻ biết tự tìm tòi, giúp trẻ hướng đến những giá trị cốt lõi của việc học là để nhận thức, hiểu biết, sống đẹp, sống có ích, sống trách nhiệm… chứ không phải vì điểm số. Một đứa trẻ sau này có thành công hay hạnh phúc phụ thuộc vào thái độ sống, nỗ lực của trẻ, chứ không phải điểm số hay những tấm giấy khen.

Bài, ảnh: C.B

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TIẾNG ANH TRẺ EM

CHƯƠNG TRÌNH TOÁN VÀ KHOA HỌC TIẾNG ANH

1900 866 855